Một số thủ tục hành chính Đóng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
    TRƯỜNG THPT SỐ 1 PHÙ CÁT
 
MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH
(Áp dụng từ năm học 2019-2020)
TT Nội dung Các bước thực hiện Ghi chú
1 Xin nghỉ học - Cha, mẹ học sinh (người giám hộ) viết đơn xin phép nghỉ và gửi cho GVCN.
- Trong trường hợp đột xuất không kịp gửi thì điện thoại cho GVCN và gửi đơn xin phép sau.
- GVCN thông báo cho cán bộ quản sinh biết.
Nếu học sinh nghỉ từ 03 ngày trở lên thì phải có ký duyệt của BGH nhà trường
2 Xin nghỉ các tiết trong ngày khi đang học - Học sinh viết giấy phép xin nghỉ, có sự xác nhận của GVBM và có ký duyệt của Ban Giám hiệu trực.
- Trong trường hợp có nhiều môn trong ngày thì học sinh chỉ cần xin chữ ký của giáo viên môn học gần nhất và nhờ cán bộ lớp xin phép các giáo viên còn lại.
Trong trường hợp khẩn cấp, Lãnh đạo trường có thể quyết định cho học sinh nghỉ mà không cần chờ ý của GV bộ môn.
3 Mượn học bạ - Học sinh phải liên hệ với GVCN để mượn. GVCN phải liên hệ với phòng Văn thư-Giáo vụ để ký vào sổ mượn cho học sinh. Thời gian mượn: không quá 03 ngày.
4 Xác nhận là học sinh của trường - Học sinh liên hệ tại phòng Văn thư-Giáo vụ để làm thủ tục cấp giấy xác nhận. Nhân viên trình Ban Gám hiệu trực ký và đóng dấu xác nhận cho học sinh. Thời hạn giải quyết: chậm nhất 01 ngày (trong trường hợp BGH không có ở trường)
5 Nhận bằng TN THPT 1. Bản thân học sinh tự rút bằng tốt nghiệp THPT: Phải mang theo giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc CMND/CCCD.
2. Người thân học sinh (cha, mẹ, anh, chị, em ruột) nhận bằng tốt nghiệp thay: ngoài những giấy tờ trên, cần mang theo sổ hộ khẩu gia đình, CMND/CCCD của người nhận thay.
Học sinh xem thông báo thời gian nhận bằng TN THPT.
6 Chuyển sinh hoạt Đoàn Học sinh đến Văn phòng Đoàn để làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn:
+ Nhận Phiếu sinh hoạt đoàn từ Đoàn trường.
+ Liên hệ với chi đoàn cơ sở, nộp phiếu và sinh hoạt tại nơi thường trú (xã, Thị Trấn).
+ Khi vào năm học mới, nộp lại phiếu sinh hoạt đoàn (có xác nhận của BCH Đoàn ở địa phương) cho Đoàn trường.
Thời gian giải quyết: chậm nhất 01 ngày.
7 Xin chuyển trường I. Học sinh chuyển trường ngoài tỉnh
1. Hồ sơ chuyển trường
- Đơn xin chuyển trường (theo mẫu) do cha, mẹ hoặc người giám hộ ký.
- Học bạ (bản chính)
- Bằng tốt nghiệp THCS.
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10.
- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp, giới thiệu về Sở GD&ĐT nơi đi.
- Giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở GD&ĐT nơi đi cấp.
- Các giấy tờ hợp lệ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích.
- Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc Quyết định điều động công tác của cha, mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.
2. Quy trình thực hiện
Người xin chuyển trường thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Làm đơn xin chuyển trường (theo mẫu), liên hệ nơi trường chuyển đến ký tiếp nhận, sau đó trở về nơi đang học thực hiện hồ sơ như quy định tại mục 1, Phần I.
- Bước 2: Mang hồ sơ và giấy giưới thiệu của trường (nơi đang học) đến Sở GD&ĐT nơi học sinh đang học để được cấp giấy giới thiệu chuyển trường đến Sở GD&ĐT nơi chuyển đến.
- Bước 3: Mang hồ sơ đến Sở GD&ĐT nơi chuyển đến để được giới thiệu về trường THPT mới.
II. Học sinh chuyển trường trong tỉnh
1. Đối với học sinh chuyển trường lớp 11, 12
- Làm đơn xin chuyển trường (theo mẫu), liên hệ nơi trường chuyển đến ký tiếp nhận, sau đó trở về nơi đang học thực hiện hồ sơ như quy định tại mục 1, Phần I.
- Mang hồ sơ chuyển trường đến Sở GD&ĐT nơi học sinh đang học để được cấp giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10, sau đó nộp tất cả hồ sơ về trường nơi học sinh xin chuyển đến.
2. Đối với học sinh lớp 10
- Không chuyển trường đối với học sinh lớp 10 trong năm xét tuyển hoặc thi tuyển. Những trường hợp đặc biệt, do Sở xem xét giải quyết và cấp giấy chuyển trường cho học sinh.
- Những trường hợp chuyển trường trong tỉnh chỉ giải quyết khi cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng mới chuyển chỗ ở sau khi trúng tuyển (có giấy tờ chứng minh hợp lệ) hoặc những trường hợp đặc biệt khác.
- Các mẫu đơn tải từ trang website của nhà trường:

 
- Thời gian giải quyết chậm nhất 03 ngày đối với hồ sơ chuyển trong tỉnh.
- Ngoài tỉnh (thông qua 02 Sở GD&ĐT) cần chuyển tùy thuộc vào thời gian nhận của học sinh nộp.
8 Xin rút học bạ 1. Bản thân học sinh tự rút học bạ:
- Cần mang theo CMND/CCCD.
2. Người thân rút học bạ (cha, mẹ, anh, chị, em ruột):
- Cần mang theo CMND/CCCD người đi rút học bạ, sổ hộ khẩu gia đình.
Thời gian giải quyết: chậm nhất 03 ngày.
 
                                                                                                                                 HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                                                                                 (Đã ký)

                                                                                                                                Nguyễn Xuân Túc
 
 
 
 
 
Thể thức văn bản Đóng
        SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT SỐ 1 PHÙ CÁT
 
QUY ĐỊNH
VỀ THỂ THỨC VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
          Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, được áp dụng từ ngày 05/3/2020, một số điểm cơ bản thay đổi như sau:
          1. Bắt buộc dùng phông chữ Times New Roman
           - Nếu như trước đây phông chữ sử dụng để trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 thì hiện nay đã quy định cụ thể phông chữ phải là phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
Cỡ chữ và kiểu chữ không có quy định chung mà phụ thuộc vào từng yếu tố thể thức.
          2. Chỉ sử dụng khổ giấy A4 cho tất cả các loại văn bản
          - Thay vì được phép trình bày văn bản hành chính trên khổ giấy A4 hoặc A5 (đối với giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển) thì hiện nay, tất cả các loại văn bản hành chính đều chỉ sử dụng chung khổ giấy A4 (210mm x 297mm).
          - Văn bản được trình bày theo chiều dài của khổ A4, trường hợp văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành phụ lục riêng thì có thể được trình bày theo chiều rộng.
         3. Thay đổi cách đánh số trang văn bản
         - Trước đây số trang văn bản được trình bày tại góc phải ở cuối trang giấy (phần footer) thì nay số trang văn bản được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng và cũng không hiển thị số trang thứ nhất.
         4. Phải ghi cả tên cơ quan chủ quản
          - Thông tư 01 loại trừ một số trường hợp không ghi cơ quan chủ quản thì nay quy định mới đã bãi bỏ các trường hợp loại trừ này.
          - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản.
          - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm: tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp.
          - Đối với tên cơ quan chủ quản trực tiếp ở địa phương phải có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc quận, huyện, thị xã, thành phố hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan đóng trụ sở.
          - Được phép viết tắt những cụm từ thông dụng.
          - Tên cơ quan ban hành văn bản được trình bày chữ in hoa, cỡ chữ 12 tới 13, đứng, đậm, đặt canh giữa dưới tên cơ quan chủ quản trực tiếp. Trong đó, tên cơ quan chủ quản trực tiếp viết chữ in hoa, đứng, cỡ chữ 12 tới 13.
         5. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
          - Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.  Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.
          - Tên loại và trích yếu được đặt canh giữa theo chiều ngang văn bản. Tên loại trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13 đến 14, đứng, đậm.
          - Trích yếu nội dung văn bản được đặt ngay dưới tên loại văn bản, chữ thường, cỡ 13 đến 14, đứng, đậm. Bên dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
         6. Bổ sung yêu cầu trình bày căn cứ ban hành văn bản
          - Căn cứ ban hành văn bản ghi đầy đủ tên, loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành và trích yếu nội dung văn bản (Luật và Pháp lệnh không ghi số, ký hiệu và cơ quan ban hành).
          - Căn cứ ban hành văn bản trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung văn bản; sau đó mỗi căn cứ phải xuống dòng có dấu chấm phẩy, dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm.
         7. Chữ ký của người có thẩm quyền
         - Nghị định mới đã bổ sung chữ ký số của người có thẩm quyền.
         - Theo đó, hình ảnh, vị trí chữ ký số của người có thẩm quyền là hình ảnh chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy, màu xanh, định dạng Portable Netwwork Graphics (.png) nền trong suốt; đặt canh giữa chức vụ của người ký và họ tên người ký.
         8. Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức
          - Dấu và chữ ký số là điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 30. Hình ảnh, vị trí chữ ký số của cơ quan, tổ chức là hình ảnh dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trên văn bản, màu đỏ, kích thước bằng kich thước thực tế của dấu, định dạng (.png) nền trong suốt, trùm lên khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký số của người có thẩm quyền về bên trái.
          - Chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo văn bản chính thực hiện như sau:
          - Văn bản kèm theo cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, chỉ thực hiện ký số văn bản và không ký số lên văn bản kèm theo;
          - Văn bản không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử phải thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo. Vị trí: góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản kèm theo.
         9. Bổ sung quy định về Phụ lục
          - Trường hợp văn bản có Phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải có chỉ dẫn về Phụ lục đó. Văn bản có từ hai Phụ lục trở lên thì các Phụ lục phải được đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã. Số trang của Phụ lục được đánh số riêng theo từng Phụ lục.
          - Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi Phụ lục được ban hành bao gồm: số, ký hiệu văn bản, thời gian ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản được canh giữa phía dưới tên của Phụ lục, chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng, cùng phông chữ với nội dung văn bản, màu đen.
          - Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi phụ lục (Kèm theo văn bản số .../...-... ngày .... tháng ....năm ....) được ghi đầy đủ đối với văn bản giấy; đối với văn bản điện tử, không phải điền thông tin tại các vị trí này.
          - Đối với Phụ lục cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên Phụ lục.
          - Đối với Phụ lục không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức trên từng tệp tin kèm theo.


Thủ tục hành chính Đóng

Các thủ tục hành chính
TÊN THỦ TỤC TẢI VỀ
Tải thủ tục chuyển trường
Tải đơn xin chuyển trường 
Tải thủ tục xin học lại 
Tải đơn xin học lại 
Tải đơn xin mượn hồ sơ 
Tải xác nhận bảng điểm học bạ 
Chuong trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020
Nghị quyết 76 về CCHC giai đoạn 2021-2030
Kế hoạch 2058 SGDĐT Cải cách hành chính giai đoạn 2020-2025
Nghị định 90-NĐ/CP Đánh giá xếp loại cán bộ công chức, viên chức
Thông tư 06/2019 Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
Thông tư số 21/2020 hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng
Chỉ thị 23 CT-TTg đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thế CCHC  2021-2030
Hướng dẫn thực hiện thu học phí và các khoản thu khác
Quản lý dạy thêm và học thêm trong nhà trường
Nghị định 81/2021-NĐ-CP cơ chế thu và quản lý học phí
QĐ 115/QĐ-BNV về triển khai Đề án “Hệ thống ứng dụng CNTT đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030” năm 2022

Trang phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Bình Định
Trang phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp


HOẠT ĐỘNG
Liên hệ
Thông tin liên hệ
Liên kết nhanh
Liên kết với chúng tôi
Trường THPT số 1 Phù Cát
Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Chí Thanh - Phù Cát - Bình Định
thptphucat1@sgddt.binhdinh.gov.vn
(0256) 3.85 0201
Tin công đoàn
Thông báo tuyển sinh
Thời khóa biểu

13 Tháng Mười Một 2024       Đăng Nhập 
Copyright © THPT Số 1 Phù Cát | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin